Chào mừng bạn đến SIÊU THỊ Bếp điện từ hồng ngoại nhập khẩu cao cấp đầu tiên ! Bếp điện từ cảm ứng cao cấp, tiết kiệm điện, sang trọng BOSCH, TEKA, CHEF'S, CATA, ARBER, CANZY, ARISTON, GIOVANI, MALLOCA, EUROSUN, HAFELE, LORCA…..!
Nhiều khi người tiêu dùng chấp nhận sự chênh lệch giá bởi nghĩ đó là do kích cỡ, số lượng nồi trong bộ nồi, thương hiệu và cảm nhận nồi dày hơn, bền hơn nhưng trong lòng vẫn không khỏi lý giải tại sao có bộ nồi lại đắt như vậy.
Sở dĩ bộ nồi dành cho bếp từ có nhiều giá khác nhau là do chất liệu inox dùng để chế tạo nồi có chất lượng rất khác nhau. Hiện nay nồi, xoong, chảo inox thường được làm từ các loại inox 18/10, 18/0 và 18/8 trong đó inox 18/10 (18% Chrome và 10% Nickel) là loại không bị gỉ sét, bề mặt vật liệu bóng loáng tạo cảm giác sạch sẽ, vệ sinh nên rất được ưa chuộng trong sản xuất đồ bếp cao cấp.
Đa phần các nồi inox cao cấp của châu Âu đều có ba lớp đáy, mỗi lớp đáy đảm nhiệm chức năng riêng: lớp dưới cùng tiếp xúc với mặt bếp có chức năng hấp thụ nhiệt, lớp lõi có tác dụng giúp nhiệt lượng tản đều rộng khắp đáy nồi và lớp trên cùng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm. Để nấu được với bếp từ, lớp ngoài cùng phải được làm từ inox ferritic (tức là có từ tính và hút nam châm), lớp lõi thường làm bằng nhôm (hoặc cao cấp hơn là làm bằng đồng) để hấp thụ nhiệt từ lớp đáy dưới và tản đều khắp toàn bộ đáy) trong khi đó lớp trên cùng tiếp xúc với thực phẩm được làm bằng inox.
Trong khi đó, theo giáo sư Nguyễn Xuân Chánh, nguyên giảng viên Đại học Bách khoa Hà Nội, tác giả cuốn sách "Vật lý trong ứng dụng hiện đại", không chỉ người dùng mà rất nhiều người bán hàng không hiểu rõ nguyên lý hoạt động của bếp từ và bản chất của nồi dành cho bếp từ. Ông nói ngay việc người bán hàng giải thích nồi có ba đáy, 5 đáy đã là không đúng. Bởi mỗi nồi chỉ có một đáy, nhưng khác nhau ở chỗ đáy có bao nhiêu lớp (ply).
Theo giáo sư Chánh, nồi dùng bếp từ thường có 7 lớp. Trong đó, lớp 1 làm bằng thép không gỉ, không bị thức ăn, muối mặn tác dụng; các lớp 2,3,4 và 7 là lớp nhôm bảo đảm dẫn nhiệt tốt đồng thời làm cho nồi cứng cáp, tăng độ bền; lớp 5 là thép không gỉ để hàn ép và lớp 6 là thép không gỉ có từ tính (sắt từ) để có dòng cảm ứng sinh nhiệt. Lớp sắt từ mỏng hay dày không làm tăng hay giảm hiệu suất nấu.
"Tuy nhiên, trên thực tế có thể có nồi 5 lớp, có nồi 3 lớp nên có nồi đáy dày, mỏng nhưng trong đó phải có một lớp sắt từ hoặc chứa vật liệu sắt từ", giáo sư Chánh nói
Trước hết phải nói rằng chất lượng nồi dùng cho bếp từ tuy khó biết nhưng ban đầu cũng có thể phân biệt bằng mắt thường. Chẳng hạn, nồi inox Trung Quốc cảm giác cầm trên tay nhẹ, mỏng và giá rẻ. Nhìn bề ngoài loại nồi này bóng loáng nhưng các chi tiết như quai hay tay cầm hơi thô.
Tuy nhiên, nếu như không có hàng xịn (nhập khẩu châu Âu) đặt bên cạnh để so sánh thì nhìn bằng mắt thường khó biết đấy là hàng Trung Quốc. Chưa kể, điều khó khăn là hàng nhái tinh vi đến mức nhìn bề ngoài đáy nồi tưởng là dày nhưng thực ra lại rất mỏng. Cộng với chất liệu inox rất khó thẩm định bằng mắt thường.
Đáy nồi MuLex
Vì vậy, trước khi mua nồi, người tiêu dùng nên tìm hiểu rõ thông tin về nồi có xuất xứ từ châu Âu là thế nào để mà so với hàng Trung Quốc. Thông thường, dưới đáy nồi từ inox xuất xứ châu Âu thường có dập nổi các thông tin như tên nhà sản xuất, số lượng lớp đáy ("3 ply" tức là 3 lớp, "5 ply" là 5 lớp), các loại bếp hỗ trợ: từ, halogen, gas… Bên trong nồi có vạch báo mức nước tương ứng rất tiện lợi. Nồi Trung Quốc thường thiếu các thông tin này hoặc có nhưng không đầy đủ. Thậm chí, nhiều cửa hàng đã bày cả mặt cắt nồi hàng nhái và hàng xịn để khách yên tâm.
Đáy chảo Tefal
Tuy nhiên, cũng cần phải lưu ý là những thương hiệu nói trên có xuất xứ ở châu Âu là thông tin do người bán cung cấp. Để biết sản phẩm đó có đúng là hàng châu Âu nhập khẩu không thì tốt nhất bạn nên dành vài phút vào mạng tìm kiếm thông tin về model bộ nồi định mua. Đây cũng là cách để tránh mua phải nồi nhái, đặc biệt là nhái thương hiệu với những cái tên lơ lớ tiếng Đức, Tây Ban Nha, Mỹ…
Nếu là hàng hiệu cao cấp, nhất là các hãng nổi tiếng thì thường họ có website, thông tin về hãng đó cũng như về sản phẩm. Chừng nào không tìm thấy thông tin liên quan, chừng đó bạn đừng vội bỏ tiền triệu ra vì rất có thể, bạn mua phải bộ nồi nhái của Trung Quốc.
Chẳng hạn như chúng tôi gặp trường hợp người bán hàng Kitchmate khoe bộ nồi khuyến mại Movën trị giá 18 triệu đồng do Đức sản xuất nhưng khi hỏi lại một người bạn Đức, chị cho biết chưa bao giờ nghe thấy nhà sản xuất dụng cụ nấu nào tên là Movën, thậm chí chị có tìm kiếm trên mạng cũng không giúp gì được!
Cuối cùng, khi mua nồi dành cho bếp từ, bạn chỉ nên mua nồi có dập chữ "Induction" hoặc người bán cam đoan là nồi có thể dùng với bếp từ vì nếu không, bạn có thể phải trả lại sản phẩm.
nguồn VnReview từ Beptunhapkhau.vn